Không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế. Vậy những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là ai? Điều kiện để họ được hưởng ra sao? Mức hưởng của họ được xác định như thế nào? Video ngày hôm nay sẽ giúp quý vị trả lời tất cả các thắc mắc trên.
Nội dung: ------------------------------------------ Bộ luật Dân sự quy định ai cũng có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc pháp luật. Trong đó, có những người dù không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế. Nhằm giúp mọi người có cái nhìn tổng quát nhất đối với vấn đề này hôm nay tôi sẽ làm một Video mới để giới thiệu đến quý vị và các bạn chủ đề “Vẫn được hưởng thừa kế mặc dù di chúc không ghi nhận”. Chúng ta biết rằng “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015). Theo đó, thì người lập di chúc sẽ có các quyền: (1) Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; (2) Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; (3) Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; (4) Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; (5) Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản . (Điều 626 Bộ luật Dân sự). Tuy nhiên, pháp luật lại đưa ra quy định “Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc” ở Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015: “Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (Điều này không đọc chỉ chiếu thôi nhé) 1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”. 1. Về nội dung của quy định a. Về chủ thể Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, những người sau đây vẫn được hưởng di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc: Thứ nhất: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Thứ hai: Con thành niên mà không có khả năng lao động. Trong đó: - “Con chưa thành niên” được xác định là con chưa đủ mười tám tuổi; - “Vợ chồng” được xác định là vợ chồng hợp pháp, có tồn tại mối quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận; - “Con thành niên mà không có khả năng lao động” được xác định là con thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) bị suy giảm khả năng lao động hoặc tổn thương cơ thể từ 81% trở lên do thương tích, do bệnh, tật, do bệnh nghề nghiệp, do già yếu; - “Con” ở đây được xác định bao gồm con trong giá thú, con ngoài giá thú, con ruột, con nuôi; - “Cha, mẹ” được xác định bao gồm cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi. b. Về điều kiện Về phần này thì Luật cũng quy định rõ những người không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng thừa kế khi: “Không được người lập di chúc cho hưởng” hoặc “Cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó “ “…trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó…” Trong đó: - “Không được người lập di chúc cho hưởng” được hiểu là người lập di chúc thể hiện rõ ý chí (1) truất quyền hưởng di sản của những người này hoặc (2) không đề cập đến những người này trong di chúc. - “Cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó “ được hiểu là người lập di chúc cho hưởng, nhưng những người này lại được cho hưởng ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật. Do đó, trường hợp này họ sẽ được hưởng bằng 2/3 suất thừa kế nói trên. c. Về mức hưởng Chúng ta đã biết được đối tượng hưởng và điều kiện để hưởng di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào di chúc. Thế nên trong phần này tôi sẽ làm rõ mức hưởng để mọi người hiểu sâu hơn nhé. Theo luật thì: Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba (2/3) suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật. Cách tính: Chúng ta lấy phần “di sản gốc” đem chia cho những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất có quyền hưởng, được bao nhiêu nhân với hai phần ba (2/3) của suất đó thì sẽ cho ra kết quả mọi người nhé. Trong đó, hàng thừa kế thứ nhất gồm có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).
#Tusachphapluat #LuatDansu #Thuake #Dichuc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét