Mặc dù không phải là một tháng đặc biệt về văn bản mới, nhưng tháng 10/2021 cũng có nhiều chính sách có hiệu lực mà nhiều người cần quan tâm. Ví dụ như về lĩnh vực đăng kiểm ô tô, chế độ nghỉ phép dành cho quân nhân và đặc biệt là quy định hỗ trợ tiền cho người lao động gặp khó khăn vì dịch bệnh.
Nhiều người vẫn mặc định ai làm việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập đều là công chức, viên chức. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp làm việc trong các cơ quan này nhưng lại thực hiện theo chế độ hợp đồng lao động, đó là chế độ hợp đồng 68. Vậy chế độ hợp đồng lao động 68 này có gì đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu qua video này!
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Theo đó, có 02 chính sách hỗ trợ, bao gồm: hỗ trợ bằng tiền cho người lao động có đóng bảo hiểm thất nghiệp và giảm mức đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho người sử dụng lao động
Có một sự thật là đâu đó trong thị trường lao động vẫn còn trường hợp Người sử dụng lao động ép lao động nữ ký cam kết không được mang thai, sinh con trong thời gian đầu thực hiện hợp đồng. Vậy việc ký hợp đồng lao động cam kết không mang thai có vi phạm không? Hãy cùng Thư viện tìm hiểu qua video này nhé!
Không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế. Vậy những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc là ai? Điều kiện để họ được hưởng ra sao? Mức hưởng của họ được xác định như thế nào? Video ngày hôm nay sẽ giúp quý vị trả lời tất cả các thắc mắc trên.
Nội dung:
------------------------------------------
Bộ luật Dân sự quy định ai cũng có quyền để lại tài sản của mình cho người khác và có quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc pháp luật. Trong đó, có những người dù không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế. Nhằm giúp mọi người có cái nhìn tổng quát nhất đối với vấn đề này hôm nay tôi sẽ làm một Video mới để giới thiệu đến quý vị và các bạn chủ đề “Vẫn được hưởng thừa kế mặc dù di chúc không ghi nhận”.
Chúng ta biết rằng “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết” (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015). Theo đó, thì người lập di chúc sẽ có các quyền:
(1) Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
(2) Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
(3) Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
(4) Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
(5) Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản .
(Điều 626 Bộ luật Dân sự).
Tuy nhiên, pháp luật lại đưa ra quy định “Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc” ở Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015:
“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (Điều này không đọc chỉ chiếu thôi nhé)
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này”.
1. Về nội dung của quy định
a. Về chủ thể
Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, những người sau đây vẫn được hưởng di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
Thứ nhất: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
Thứ hai: Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Trong đó:
- “Con chưa thành niên” được xác định là con chưa đủ mười tám tuổi;
- “Vợ chồng” được xác định là vợ chồng hợp pháp, có tồn tại mối quan hệ hôn nhân được pháp luật thừa nhận;
- “Con thành niên mà không có khả năng lao động” được xác định là con thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) bị suy giảm khả năng lao động hoặc tổn thương cơ thể từ 81% trở lên do thương tích, do bệnh, tật, do bệnh nghề nghiệp, do già yếu;
- “Con” ở đây được xác định bao gồm con trong giá thú, con ngoài giá thú, con ruột, con nuôi;
- “Cha, mẹ” được xác định bao gồm cha mẹ ruột và cha mẹ nuôi.
b. Về điều kiện
Về phần này thì Luật cũng quy định rõ những người không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng thừa kế khi:
“Không được người lập di chúc cho hưởng”
hoặc “Cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó “
“…trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó…”
Trong đó:
- “Không được người lập di chúc cho hưởng” được hiểu là người lập di chúc thể hiện rõ ý chí (1) truất quyền hưởng di sản của những người này hoặc (2) không đề cập đến những người này trong di chúc.
- “Cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó “ được hiểu là người lập di chúc cho hưởng, nhưng những người này lại được cho hưởng ít hơn 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật. Do đó, trường hợp này họ sẽ được hưởng bằng 2/3 suất thừa kế nói trên.
c. Về mức hưởng
Chúng ta đã biết được đối tượng hưởng và điều kiện để hưởng di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào di chúc. Thế nên trong phần này tôi sẽ làm rõ mức hưởng để mọi người hiểu sâu hơn nhé.
Theo luật thì: Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba (2/3) suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.
Cách tính: Chúng ta lấy phần “di sản gốc” đem chia cho những người thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất có quyền hưởng, được bao nhiêu nhân với hai phần ba (2/3) của suất đó thì sẽ cho ra kết quả mọi người nhé.
Trong đó, hàng thừa kế thứ nhất gồm có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015).
Khám bệnh đúng tuyến thì được BHYT chi trả, nhưng chi trả bao nhiêu thì chưa chắc ai cũng biết. Rồi còn chuyện lỡ đi khám trái tuyến, có được chi trả hay không, trả bao nhiêu.... Video này sẽ giải đáp cho quý vị và các bạn tất tần tật những khúc mắc này.
Luật quy định quyền lợi đặc biệt dành cho người đã tham gia BHYT từ đủ 05 năm liên tục. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cũng như hiểu chính xác về quyền lợi này.
Diện tích đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu được quy định của địa phương thì có được thực hiện việc cấp sổ đỏ hay không? Để giải đáp thắc mắc này hãy cùng theo dõi qua video sau.
Bài viết chi tiết:
- Diện tích tách thửa đối với đất ở của 63 tỉnh/thành phố trên cả nước
Link bài viết: https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat-binh-luan-gop-y/28275/dien-tich-tach-thua-doi-voi-dat-o-cua-63-tinh-thanh-pho-tren-ca-nuoc
Văn bản pháp luật được trích dẫn:
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
Link văn bản: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bat-dong-san/Nghi-dinh-43-2014-ND-CP-huong-dan-thi-hanh-Luat-Dat-dai-230680.aspx
Bạn có thể gặp rủi ro, thiệt hại về tài sản, tốn thời gian để xử lý vướng mắc… nếu bị lộ thông tin trên Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân của mình. Sau đây, là một số rủi ro cơ bản mà bạn có thể mắc phải nếu không may bị lộ thông tin Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân.
Như thế nào được xem là Người có “Thẻ xanh Covid”? Nếu mới chỉ tiêm 1 mũi trong số 2 mũi phải tiêm thì có được cấp thẻ xanh không? Đã cấp thẻ xanh rồi thì sẽ được thực hiện những hoạt động nào?Tất cả những thắc mắc trên, sau nhiều ngày bàn tán thì đã được giải đáp tại Quyết định 3328 ngày 15/9/2021 của Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TPHCM
! Mời các bạn theo dõi video để biết thêm chi tiết.
---
Quyết định 3328/QĐ-BCĐ:
Nghỉ phép năm (hay nghỉ hằng năm) là một trong những quyền lợi cơ bản, luôn được người lao động quan tâm để chủ động sắp xếp công việc, cũng như lên kế hoạch cho các hoạt động vui chơi, du lịch, thăm quê,...
Vì vậy, Thư viện sẽ thông tin đến mọi người những nội dung quan trọng về nghỉ phép năm qua video này!
Hiện nay, rất nhiều cán bộ, công chức, viên chức đã không ngại đối diện với khó khăn, thách thức, chọn làm việc tại những vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn trên cả nước. Đồng thời, Chính phủ cũng luôn có những chính sách kịp thời để hỗ trợ cho họ.
Sau đây, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin thông tin đến quý vị và các bạn 9 loại phụ cấp, trợ cấp với cán bộ, công chức, viên chức vùng đặc biệt khó khăn
Thực tế có thể nhiều người thường thấy, khi dừng đóng Bảo hiểm xã hội thì chỉ có thể ngồi chơi xơi nước và đợi sau 01 năm chúng ta mới được nhận Bảo hiểm xã hội 1 lần cho toàn bộ thời gian đóng. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn quy định các trường hợp được nhận Bảo hiểm xã hội một lần thì sẽ có 3 ngoại lệ. Tức là có 3 trường hợp được nhận Bảo hiểm xã hội 01 lần ngay khi có yêu cầu mà không cần đợi sau 01 năm dừng đóng Bảo hiểm xã hội
Thông thường, việc tuyển dụng công chức sẽ thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, vì yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng, mà người có thẩm quyền có thể quyết định tuyển thẳng vào làm công chức mà không cần thông qua 2 hình thức nêu trên.Vậy trường hợp nào có thế được tuyển thẳng vào làm công chức? Hãy cùng tìm hiểu qua video này nhé!